Khởi Động Không Vào Được Windows – Cách Xử Lý

Một thời gian dài dùng máy tính, các bạn thường hay gặp những lỗi về Win mà không phải ai cũng nhận diện được. Trong đó có một lỗi rất thường gặp đó là không vào được Windowns khi khởi động máy tính. Đây là lỗi rất quan trọng nguyên nhân có thể là do file khởi động bị lỗi vì bị virus hoặc vừa cài lại win… Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý như thế nào về lỗi này. Hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây nào!

Cách Nhận Diện Lỗi Không Vào Được Windows

Khi bị lỗi thì PC/Laptop sẽ có màn hình xanh chết chóc hoặc đen khi khởi động với những thông báo khác nhau như:

  • Lỗi màn hình đen: BOOTMGR is missing, Press Ctrl + Alt + Del to restart
  • Lỗi Recovery hoặc Boot Manager với file BCD, Winload.efi, Winload.exe
  • Lỗi màn hình đen kèm với thông báo Device Not Found
  • Lỗi Operating System Not Found

Hướng Dẫn Sửa Lỗi Bằng Phần Mềm Macrium Reflect

Để xử lý lỗi không vào được Windows bằng phần mềm Macrium Reflect thì bạn phải có USB Boot đa năng, vì trong USB Boot đa năng mới có phần mềm này. Để tạo USB Boot đa năng bạn làm theo bài viết này “Hướng Dẫn Tạo USB Boot Đa Năng Cứu Hộ Máy Tính Anhdv Boot 2021“.

Bước 1: Khi đã có USB Boot đa năng thì bạn vào Mini Windows > Nhấp vào biểu tượng Macrium Reflect ở ngoài Desktop > Nhấn OK để chọn bàn phím US.

Bước 2: Chọn Restore > Chọn Fix Windows boot problems.

Bước 3: Chọn phiên bản Windows cần sửa lỗi > Nhấn Next để tiếp tục.

Bước 4: Bấm Finish để Macrium Reflect bắt đầu quá trình xử lý lỗi không vào được Windows.

Bước 5: Bấm Yes để khởi động lại máy tính. Vậy là xong. (Nếu máy tính không tự khởi động lại thì bạn tự vào Start > Chọn Restart để khởi động lại nha.)

Hướng Dẫn Xử Lý Lỗi Bằng Phần Mềm Partition Wizard

Nếu bạn mới vừa ghost hoặc cài lại Win thì áp dụng thử cách này trước khi dùng cách trên. Vì rất có thể do bạn chưa Set Active hay chưa nạp lại MBR nên gây ra lỗi không vào được Windows. Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho Win chạy chuẩn Legacy (ổ cứng MBR).

Bước 1: Vào Mini Windows > Nhấp vào biểu tượng Partition Wizard ở ngoài Desktop > Click chuột vào phân vùng chứa hệ điều hành (thường là ổ C) > Kiểm tra ở cột Type có phải là chữ Primary không?

  • Nếu đúng thì chuyển qua bước 3
  • Nếu sai (hiển thị chữ Logical) thì làm tiếp bước 2

Bước 2: Bấm vào phân vùng chứa hệ điều hành > Chọn Set Partition as Primary > Lưu ý cột Type, khi nó chuyển thành Primary thì bấm Apply để thực hiện chuyển đổi ổ đĩa.

Bước 3: Bấm chọn phân vùng chứa hệ điều hành > Kiểm tra khung bên trái có chữ Set Inactive không?

  • Nếu đúng thì chuyển qua bước 5
  • Nếu sai (hiển thị chữ Set Active) thì làm tiếp bước 4

Bước 4: Bấm vào phân vùng chứa hệ điều hành > Chọn Set Active, khi nó chuyển thành Set Inactive thì bấm Apply để phần mềm thực hiện quá trình Set Active cho phân vùng.

Bước 5: Click chuột phải vào ổ cứng > Chọn Rebuild MBR > Bấm Apply để phần mềm thực hiện quá trình nạp MBR > Hoàn thành quá trình Set Active và nạp lại MBR cho ổ cứng.

Hướng Dẫn Xử Lý Lỗi Thủ Công Bằng Dòng Lệnh

Tào Máy Tính khuyên các bạn nên sử dụng phần mềm Macrium Reflect để xử lý vấn đề không vào được Windows là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu thích dùng lệnh để sửa lỗi thì bạn cũng có thể làm theo cách thủ công như sau.

Bước 1: Bạn cũng phải vào Mini Windows của USB Boot đa năng > Nhấp chuột phải lên màn hình ngoài Desktop > Chọn Open command window here.

Bước 2: Bạn nhập lệnh diskpart > Nhấn Enter > Nhập tiếp list volume > Nhấn Enter để hiện các ổ cứng trên máy > Bạn cần phải xem tên ổ cài Win (mục Label) của mình là gì và ký tự ổ cài Win (mục Ltr) là gì, như hình dưới thì ổ cài Win là ổ C > Khi đã có được các thông tin về ký tự ổ cài Win > Bạn nhập Exit > Nhấn Enter.\

Bước 3: Nhập ký tự ổ cài Win của bạn vào (theo ví dụ trên thì Tào Máy Tính sẽ nhập là C:). Các bạn sẽ nhập các dòng lệnh theo thứ tự sau:

  • Nhập C: > Nhấn Enter.
  • Nhập bootrec /fixboot > Nhấn Enter.
  • Nhập bootrec /fixmbr > Nhấn Enter.
  • Nhập bcdedit /export C:BCD_backup > Nhấn Enter.
  • Nhập bootrec /rebuildbcd > Nhấn Enter.
  • Nhập chkdsk /f /r C: > Nhấn Enter.

Đợi một chút để hệ thống quét tất cả các phân vùng mà có cài đặt Windows trên đó. Sau khi quét xong, nhập Y để hoàn thành việc xử lý lỗi. Và chờ hệ thống tự làm việc.

Tổng Quan

Trên đây là 3 cách xử lý lỗi không vào được Windows nhanh chóng, hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo để biết cách khắc phục cho máy tính của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *